Trang chủ » Tin tức » Lịch sử đôi đũa của người Việt Nam và những điều bạn chưa biết

Lịch sử đôi đũa của người Việt Nam và những điều bạn chưa biết

Tin tức 16 - 11 - 2021

Ở Việt Nam, đũa là một vật dụng được sử dụng hằng ngày trong những bữa ăn. Đũa cũng trở thành “linh hồn” trong bữa ăn để thể hiện nét văn hóa truyền thống và các quy tắc ăn uống đặc trưng của dải đất hình chữ S.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước. Trong mâm cơm của người Việt có hạt gạo mềm dẻo, có miếng cá, miếng thịt hay sợi rau dài, chính vì đôi đũa là sự lựa chọn phù hợp để gắp thức ăn thuận tiện. Dù sang giàu hay nghèo khổ, bất cứ ai sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S đều biết đến sự hiện diện của đôi đũa mộc mạc.

Đi tìm nguồn gốc xa xưa của đôi đũa

Đũa là một cặp thanh bằng nhau, có chiều dài khoảng 20-25cm, được các nước Đông Á sử dụng làm dụng cụ ăn uống.

Các nhà sử học Tây phương nói rằng đũa thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa hay còn gọi là civilisation des baguettes. Có giả thuyết cho rằng đũa được cho rằng ra đời cách đây 4.000 – 5.000 năm trước, trong triều đại nhà Thương (năm 1.600 – 1.046 TCN), đôi đũa đầu tiên bằng kim loại được tìm thấy tại điểm khảo cổ Ân Khư. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thương là Trụ Vương đã sử dụng đũa ngà.

van-hoa-dung-dua-2

Đôi đũa đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Ảnh: Guide Francophone Au VietNam

Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng đũa được ra đời dưới nền văn minh lúa nước (cách đây khoảng 10.000 năm). Khi xưa, tổ tiên người Trung Hoa đến từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà và sống chủ yếu với nền văn minh nông nghiệp khô, tức là ăn bốc bằng tay mà không dùng đũa. Khi bắt đầu kéo quân về thôn tính vùng đất phương Nam – vùng Đông Nam Á – họ mới bắt đầu có nền văn minh lúa nước. Nền văn minh này sử dụng thức ăn chính là hạt gạo nhỏ, ngắn và thường dính với nhau, lúc này việc dùng đũa trở nên hiệu quả khi ăn.

van-hoa-dung-dua-4

Một giải thuyết khác cho rằng đũa được ra đời dưới nền văn minh lúa nước. Ảnh: Lược sử tộc Việt

Trong văn hóa Việt có một câu chuyện dân gian chứng minh cho sự ra đời rất sớm của đôi đũa, đó là sự tích Trầu Cau. Câu chuyện ra đời trước cả thời nhà Tần và trước thời 1.000 năm Bắc thuộc. Tương truyền, thời vua Hùng Vương, có 2 anh em tên là Tân và Lang rất yêu thương, đùm bọc nhau. Họ theo học một đạo sĩ họ Lưu và người này có cô con gái cùng tuổi với 2 anh em. Trong một lần dọn cơm, cô chỉ dọn một đôi đũa để thử lòng hai anh em xem ai sẽ nhường trước. Người anh là Tân nhất mực nhường em nên cô gái đã đem lòng quý mến và sau đó 2 người yêu nhau, kết duyên vợ chồng. Từ ngày có vợ, người em cảm thấy anh không quan tâm mình như trước, buồn bã và bỏ đi đến một con suối gục khóc và hóa đá. Người anh đi tìm em cũng chết bên bờ suối đó và hóa thành câu cau bên cạnh tảng đá. Người vợ đi tìm chồng rồi cũng buồn và hóa câu trầu leo vấn vít lên cây cau. Từ câu chuyện này có thể thấy đôi đũa đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam.

Có người cho rằng động tác dùng đũa gắp thức ăn ở Việt Nam phỏng theo con chim dùng mỏ để nhặt hạt. Những biểu tượng như chim hồng, chim hạc ở Việt Nam đều là loài có mỏ dài, sử dụng mỏ để mổ thức ăn.

van-hoa-dung-dua-3

Xuất hiện trong sự tích Trầu Cau của Việt Nam đôi đũa được cho là đã xuất hiện từ rất lâu trên dải đất hình chữ S. Ảnh: justkids.com.vn

Có nhiều câu chuyện khác sinh ra lý giải về nguồn gốc của đôi đũa. Trong đó, có giả thuyết cho rằng ở thời đại trước, khi dân số ngày càng gia tăng, lương thực trở nên khan hiếm, con người dùng cách chia thức ăn ra thành từng miếng nhỏ để nấu được nhiều bữa, tiết kiệm hơn. Và đôi đũa ra đời để có thể chia, gắp thức ăn thành nhiều mẩu bé.

van-hoa-dung-dua-5

Đôi đũa ra đời là để có thể chia, gắp thức ăn thành nhiều mẩu bé. Ảnh: Báo người lao động

Một số loại đũa phổ biến ở Việt Nam

Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có nét văn hóa khác nhau nhưng điểm chung là đều sử dụng đũa. Ở miền Bắc có những lũy tre làng bao phủ nên người dân dùng thanh tre già để gọt đũa, miền Nam lại chủ yếu là những tán dừa nên sử dụng đũa dừa. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ. Xưa người nông dân tự vót đũa thành thanh vuông, một đầu được vót tròn để dễ gắp thức ăn. Chính vì thế có câu ca dao về việc vót đũa trong dân gian:

“Đời cha cho chí đời con,

Muốn vót cho tròn thì hãy đẽo vuông”

van-hoa-dung-dua-10

Ở Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ. Ảnh: Đũa Tre

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu cho người dùng, ở Việt Nam có đa dạng các loại đũa hơn như đũa nhựa, đũa inox, đũa nhôm..

van-hoa-dung-dua-12

Đũa nhựa cũng là dạng đũa phổ biến trong đời sống. Ảnh: Tin mới 247

Cũng chỉ có ở Việt Nam mới có đũa để xới cơm từ nồi ra bát, đó là dạng đũa cả lớn, dẹt và làm từ tre hoặc gỗ. Trước khi xới cơm, muốn cơm không dính cần nhúng đũa cả vào nước; sau khi xới cơm dùng chiếc đũa nọ gạt cơm ra khỏi chiếc kia để đũa sạch cơm. Đây là cách sinh hoạt xưa kia ở các vùng nông thôn Việt Nam và hiện nay gần như không còn.

van-hoa-dung-dua-11

Nguồn: Nem